Thuế biên giới carbon và tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Thuế biên giới carbon và tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

1. Nguồn gốc  

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu. Nhiều quốc gia, nhất là các nền kinh tế phát triển, đã áp dụng các biện pháp hạn chế phát thải khí nhà kính trong sản xuất. Điều này buộc các doanh nghiệp tại các nước giàu phải bỏ ra các chi phí đáng kể để tuân thủ. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ để tiết kiệm năng lượng, nâng cấp hệ thống xử lý khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo, mua chứng chỉ phát thải,...   Để lẩn tránh các chi phí tăng thêm này, một số doanh nghiệp ở các giàu đã chuyển sản xuất ra nước nghèo, nơi không có các yêu cầu hạn chế phát thải tương tự, sau đó nhập khẩu lại sản phẩm về. Đây là hiện tượng 'rò rỉ carbon' xảy ra thường xuyên trong vài thập niên gần đây.   Hệ quả là sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có chi phí thấp hơn, gây bất lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp tuân thủ quy định môi trường trong nước. Ngoài ra, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, nếu việc giảm phát thải chỉ thực hiện ở một số khu vực, trong khi các nơi khác vẫn tiếp tục phát thải thì hiệu quả chung sẽ không đạt được.   Để giải quyết vấn đề này, cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) đã được giới thiệu, nhằm đảm bảo công bằng thương mại và thúc đẩy giảm phát thải toàn cầu. 

2. Cơ chế tính thuế biên giới carbon  

CBAM được các quốc gia EU khởi xướng đầu tiên, nhằm đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải chịu mức thuế carbon tương tự như sản phẩm sản xuất trong EU. Điều này ngăn doanh nghiệp tìm cách "né tránh" các quy định về khí thải.   CBAM tạo động lực cho các quốc gia và doanh nghiệp ngoài EU áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, giảm phát thải khí nhà kính để tránh bị đánh thuế. Điều này hỗ trợ mục tiêu chung của EU là đạt trung hòa carbon vào năm 2050 và giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1.5°C theo Thỏa thuận Paris.   Cách tính thuế biên giới carbon   CBAM tính thuế dựa trên lượng khí CO₂ phát thải trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu vào EU. Quy trình tính toán bao gồm: 

a. Xác định lượng phát thải carbon của sản phẩm

Các nhà nhập khẩu phải báo cáo lượng khí nhà kính phát thải trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu không có dữ liệu cụ thể, EU sẽ áp dụng mức phát thải trung bình của ngành tương ứng tại quốc gia xuất khẩu.  

b. Quy đổi lượng phát thải sang chi phí

 Lượng phát thải được quy đổi thành chi phí carbon dựa trên giá carbon trong hệ thống EU ETS (Hệ thống Giao dịch Khí thải của EU) tại thời điểm nhập khẩu.  

c. Khấu trừ chi phí carbon đã nộp  

Nếu quốc gia xuất khẩu đã có hệ thống định giá carbon hoặc áp dụng thuế carbon, chi phí này sẽ được khấu trừ khỏi CBAM để tránh đánh thuế hai lần.   Ví dụ: Sản phẩm nhập khẩu: 1 tấn thép từ Việt Nam vào EU.   Phát thải CO₂ trong quá trình sản xuất: 2 tấn CO₂. Giá carbon tại EU: 100 EUR/tấn CO₂. Việt Nam chưa có thuế carbon, do đó không được khấu trừ.   Thuế CBAM phải trả = 2 x 100 = 200 EUR.   Nếu Việt Nam áp dụng thuế carbon, ví dụ 20 EUR/tấn CO₂, thì thuế CBAM phải trả sẽ là: 200 EUR - (2 x 20 EUR) = 160 EUR.   Về nguyên tác, người nhập khẩu chịu trách nhiệm nộp thuế biên giới carbon khi nhập khẩu, nhưng chi phí này thường được chuyển lại cho nhà sản xuất (thuế gián thu là một chi phí nên sẽ làm gia tăng giá bán, nhà sản xuất thường "gánh chịu" tiền thuế này bằng cách giảm giá bán để giữ cho giá cả hợp lý với người mua, cạnh tranh được với sản phẩm khác).   Quá trình sản xuất càng ít phát thải, mức thuế càng thấp, và nếu đạt trung hòa carbon (phát thải ròng bằng 0), sẽ không phải nộp thuế. Đây là lý do để Lego chọn xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên tại VN.

3. CBAM và sự hỗ trợ của RITAB  

Hiện tại, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Kinh doanh đang đầu tư nhằm chuẩn bị cung cấp dịch vụ hỗ trợ đào tạo, hội thảo về kiểm toán khí nhà kính. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá lượng khí nhà kính phát thải trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng, xác định các điểm cần cải thiện cho các nhà sản xuất tại VN. Cũng như giúp doanh nghiệp xây dựng và nộp báo cáo phát thải đúng chuẩn EU.

Chuyên mục tin tức

  • Cơ hội HỌC TẬP – LÀM VIỆC – ĐỊNH CƯ tại HÀN QUỐC 📌 Ngành nghề: Công nghệ, Kỹ thuật, Cơ khí, Lắp ráp, CNC, Xây dựng, Vận hành máy,... ✅ Yêu cầu: Nam/Nữ tốt nghiệp THPT trở lên Có/không có kinh nghiệm ngành kỹ thuật Trình độ tiếng Hàn TOPIK 1 hoặc chứng chỉ khóa học tiếng Hàn 💰 Quyền lợi hấp dẫn: Lương từ 2.400.000 won/tháng (~2.200 USD) Ký túc xá tiện nghi, BHXH đầy đủ Cơ hội gia hạn thêm 3 năm, mời gia đình sang Hàn (visa F-3) Hoàn tiền BHXH đến 80 triệu VNĐ khi về nước

  • Sự kiện họp mặt tân niên của SIYB và sự ra mắt của Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ và Kinh Doanh đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đây không chỉ là sân chơi dành cho những người đam mê công nghệ và kinh doanh mà còn là nơi kết nối tri thức, chia sẻ cơ hội và cùng nhau phát triển.

  • Với tinh thần đoàn kết và mục tiêu chung là phát triển bền vững, CLB Doanh Nhân SIYB chắc chắn sẽ tiếp tục là nơi hội tụ của những doanh nhân tâm huyết, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ nhau trên con đường thành công.

  • Vào dịp cuối năm 2024, các thành viên của CLB Doanh Nhân SIYB TP. HCM đã có cơ hội tham dự buổi Tiệc Tất Niên đầy ý nghĩa do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức.

  • Thiết lập các liên minh kinh doanh chiến lược mà những thành tựu của hợp tác toàn cầu với khu vực và thế giới, đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp địa phương bằng cách hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và việc làm.